Nâng mũi xong có được ăn cá không là thắc mắc của rất nhiều người sau khi thực hiện những ca tiểu phẫu làm đẹp. Theo quan niệm của một số người cá là thực phẩm rất nhiều dinh dưỡng, khi ăn cá sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe, sức đề kháng. Vậy quan niệm này có đúng không? Đâu mới là chế độ chăm sóc phục hồi sau nâng mũi đúng khoa học? Cùng Bác Sỹ Long giải đáp trong bài viết này nhé!
Tại sao cần xây dựng chế độ kiêng khem sau khi nâng mũi?
Có nhiều người lựa chọn phương pháp nâng mũi thẩm mỹ đã có cho mình chiếc mũi hoàn mỹ, đẹp chuẩn đúng như mong đợi. Tuy nhiên, một số trường hợp không kiêng khem và làm đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thẩm mỹ. Dẫn đến nâng mũi không thành công.
Như vậy, ngoài việc lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sĩ tay nghề cao thì phần lớn phụ thuộc vào bạn. Trong đó, việc kiêng khem là yếu tố quan trong giúp phục hồi vết thương hậu phẫu nhanh chóng, tạo dáng mũi đẹp.
Xem thêm bài viết: Nâng mũi bọc sụn tai
Theo Bác Sĩ Long, GĐ. PKCK PTTM tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết: Nâng mũi là một dạng tiểu phẫu đơn giản, bác sĩ sẽ tiến hành đưa chất liệu độn vào bên trong mục đích để chỉnh sửa khuyết điểm của mũi bằng sự hỗ trợ của các dụng cụ y khoa tiên tiến. Sau khi nâng, cấu trúc của mũi sẽ có một số thay đổi. Vì vậy, khách hàng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó cần kiêng khem một số loại thực phẩm để có được hình dáng mũi như ý.
Nâng mũi xong có được ăn cá không?
Cá là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như: omega-3, protein, axit béo, vitamin D,…Đây đồng thời cùng là món ăn chính trong bữa cơm gia đình được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, theo bác sĩ, cá là thực phẩm nhiều đạm thuộc nhóm đồ tanh. Việc sử dụng nhiều có thể gây ra dị ứng khiến các vết thương hở lâu lành. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe thẩm mỹ cho chính mình, tốt nhất bạn không nên ăn cá trong giai đoạn này. Khi nào vết thương bình phục hẳn bạn có thể bổ sung cá trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường dưỡng chất.
Ăn cá sau nâng mũi gây tác dụng phụ gì?
Mặc dù cá chứa rất nhiều dưỡng chất, tuy nhiên không phải khi nào ta cũng có thể sử dụng được. Với những khách hàng mới tiến hành nâng mũi sau hậu phẫu nếu ăn cá luôn với số lượng lớn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Gây kích ứng với sụn: Sau khi tiến hành nâng mũi, sụn mới chưa đủ thời gian để thích nghi hoàn toàn. Nếu ăn cá lúc này có thể sẽ gây kích ứng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
- Gây nhiễm khuẩn: Cá thuộc nhóm đồ tanh, dễ gây dị ứng với các vết thương hở. Ăn cá góp phần gia tăng nguy cơ gây viêm nhiễm, khiến mũi sưng đau và lâu lành hơn.
- Ảnh hưởng đến kết quả sau cùng: Sau khi thực hiện tiểu phẫu nâng mũi, nếu khách hàng thường xuyên ăn cá có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ sau cùng. Bởi vết thương lâu lành, lâu cho tạo hình như mong muốn và có thể để lại các biến chứng nếu bị viêm nhiễm.
Xem thêm bài viết: Nâng mũi xong ăn gì
Nâng mũi sau bao lâu thì ăn được cá?
Như đã trình bày ở trên, cá là thực phẩm thuộc nhóm đồ tanh dễ gây kích ứng, đặc biệt với những người có cơ địa dễ bị dị ứng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sau cùng khi thực hiện nâng mũi. Vì vậy, khi vết thương chưa lành, tốt nhất bạn cần tránh ăn cá.
Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm rất giàu dưỡng chất, thích hợp để phục hồi sức khỏe, sức đề kháng cho người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy vết thương đã lành hẳn thì sau khoảng 1 tháng nâng mũi bạn có thể bổ sung cá trong thực đơn hằng ngày. Ban đầu, cần ăn với số lượng vừa phải và không nên ăn liên tục, nên kết hợp bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như: rau xanh, trái cây,…
Một số thực phẩm khác cần tránh sau khi nâng mũi
Bên cạnh kiêng ăn cá, khách hàng cũng cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của mình. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên tránh xa sau thời gian đầu thực hiện tiểu phẫu:
- Thịt bò: Thịt bò chứa hàm lượng đạm dồi dào và các sắc tố có trong thịt có thể khiến vết thương lâu lành, thậm chí để lại sẹo đậm gây mất thẩm mỹ.
- Rau muống: Kích thích sản sinh collagen quá mức dẫn đến các vết sẹo lồi sau khi tiểu phẫu.
- Đồ nếp: Sau khi nâng mũi, khách hàng cần kiêng các loại đồ nếp vì rất dễ gây mưng mủ ở vết thương.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các loại chất kích thích khác để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến quá trình phục hồi lâu hơn.
- Các loại hải sản: Nằm trong danh sách các thực phẩm tanh cần tránh vì dễ gây ngứa ngáy, dị ứng.
Xem thêm bài viết: 15 tuổi nâng mũi được không? Khi nào nâng mũi là lý tưởng nhất?
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn bạn đã tự có đáp án cho câu hỏi “nâng mũi xong có được ăn cá không”. Việc kiêng khem là điều vô cùng quan trọng quyết định rất nhiều đến kết quả sau nâng mũi. Vì vậy, để có được chiếc mũi như mơ ước, khách hàng nên tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.